Trong quá trình quản lý SEO, việc kiểm tra trạng thái index của các liên kết là một phần quan trọng để đảm bảo hiệu suất tối ưu trên các công cụ tìm kiếm. Để phục vụ khách hàng tốt hơn, 1hPing ra mắt tính năng tự động check index. Dưới đây là một số điểm chính cần được lưu ý:
Để đảm bảo tính minh bạch và theo dõi hiệu suất, hệ thống của 1hPing sẽ tự động kiểm tra trạng thái index của các link sau 7 ngày kể từ khi chúng được xử lý. Khách hàng sẽ nhận được báo cáo chi tiết về trạng thái của từng link (Indexed, Noindex), giúp dễ dàng theo dõi và đánh giá tỉ lệ index cũng như tình trạng link trong chiến dịch của mình.
Lưu ý quan trọng: Đối với những chiến dịch được gửi trong nhiều ngày và đang trong trạng thái InProgress, khi link cuối cùng được xử lý và trạng thái chiến dịch chuyển thành Done thì 7 ngày sau mới có kết quả check index chính xác nhất.
Một số chiến dịch ngay sau khi gửi đi sẽ xuất hiện 1 hoặc nhiều link có trạng thái đã indexed hoặc no index, đây là do hệ thống tự động so sánh với cơ sở dữ liệu đã có về link đó để đưa ra kết quả
1hPing sử dụng phương thức check index bằng cách đưa URL vào công cụ tìm kiếm Google.com và so sánh kết quả. Mặc dù phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả, nhưng nó có thể đưa ra kết quả khác biệt so với việc sử dụng lệnh site:url trong Google Search. Điều này có thể xuất phát từ cách Google xử lý các yêu cầu tìm kiếm và cập nhật dữ liệu index.
2 ảnh trên cho chúng ta thấy, cùng 1 Url nhưng cú pháp check index khác nhau sẽ đem lại kết quả khác nhau mặc dù url này đã được Index. Xảy ra tình trạng này chủ yếu do website có vấn đề với thuật toán của Google nên đang bị giảm mật độ hiển thị trên kết quả tìm kiếm của họ. Điều này không thường xuyên xảy ra nên bạn không cần lo lắng.
Cần lưu ý rằng việc check index chỉ mang tính tương đối và không thể chính xác 100%. Các công cụ tìm kiếm có thể có các cơ chế cập nhật và xử lý dữ liệu index mà chúng ta không thể kiểm soát hoặc đánh giá đầy đủ. Do đó, kết quả từ 1hPing hoặc bất kỳ công cụ nào khác cũng chỉ là một cái nhìn tổng quan và cần được kết hợp với thông tin từ các nguồn khác nhau để có cái nhìn toàn diện về trạng thái index thực sự của trang web.