Posts by 1hPing

1hPing Black Friday – Giảm sốc đến 40%!

Chương trình áp dụng từ ngày 20/11 đến hết ngày 30/11/2024! 1hPing – Giải pháp Index hoàn hảo, hiệu quả hàng đầu !

Chi tiết Bảng Giá BlackFriday

Tại sao entity của tôi không đạt tỷ lệ index cao, tại sao liên kết của tôi không được index?

Entity trong SEO là một thành phần quan trọng giúp xây dựng và tăng cường uy tín cho website trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải lúc nào các link entity cũng đạt được tỷ lệ index như mong muốn. Bài viết này sẽ giải thích lý do vì sao một số link entity có tỷ lệ index thấp và đưa ra các phương pháp giúp tối ưu hóa quá trình này.

Kiểm tra lại các link đã gửi

Khi tỷ lệ index thấp, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra lại các link đã gửi lên. Một số lý do phổ biến khiến các link không được index có thể bao gồm:

  • Link bị lỗi hoặc không chính xác: Đôi khi link có thể bị nhập sai, dẫn đến các trang không tồn tại hoặc không có nội dung phù hợp, khiến Google bỏ qua chúng.
  • Link chết (404): Các link dẫn đến trang lỗi 404 thường không được index vì Google hiểu rằng các trang này không mang lại giá trị cho người dùng.
  • Link không thân thiện với SEO: Những link không được tối ưu về cấu trúc URL, chẳng hạn chứa quá nhiều ký tự đặc biệt hoặc quá dài, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng index của trang.

Các phương pháp hay nhất về cấu trúc URL dành cho Google : Nguyên tắc của Google về cấu trúc URL | Trung tâm Google Tìm kiếm  |  Tài liệu  |  Google for Developers

Giải pháp: Để giải quyết vấn đề này, hãy đảm bảo kiểm tra kỹ các link trước khi gửi đi Index. Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra link như Ahrefs, Screaming Frog để xác định link lỗi, link trùng lặp hoặc những link không thân thiện với SEO.

Kiểm tra khả năng lập chỉ mục với toán tử “site:” kèm bộ lọc thời gian

Toán tử site: là một công cụ mạnh mẽ để kiểm tra xem website có được Google Index hay không. Thêm vào đó, việc sử dụng bộ lọc thời gian sẽ giúp bạn kiểm tra khả năng index của các link trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ 1 tuần.

Hướng dẫn thực hiện:

  1. Truy vấn tìm kiếm: Truy cập Google và nhập site:domain.com để xem tất cả các trang thuộc website có được Index không.
  2. Sử dụng bộ lọc thời gian: Nhấn vào phần “Công cụ” bên dưới thanh tìm kiếm và chọn bộ lọc “Trong 1 tuần qua” để kiểm tra các trang được index gần đây nhất.

Nếu có kết quả trả về, điều này có nghĩa là trang web bạn đi link vẫn được Google Index. Nếu không có kết quả nào xuất hiện hoặc chỉ 1 hoặc 2 kết quả, có khả năng trang web đã bị google chặn index hoặc có vấn đề ( Các trang bị chặn bởi thẻ noindex hoặc tệp robots.txt )

Duy trì kiểm tra định kỳ

Với các bộ link Entity và các loại link khác, nên lập kế hoạch kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm những link không còn được index, hoặc index kém để loại bỏ và bổ sung data link mới tốt hơn.

Thông báo về vấn đề các domain lạ xuất hiện trong Google Search Console (GSC)

Kính gửi quý khách hàng của 1hPing,

Trong thời gian vừa qua, một số khách hàng đã phản ánh về hiện tượng khi sử dụng các công cụ index có mặt trên thị trường, các đầu domain dẫn bot được dẫn trực tiếp về trang web chính và để lại dấu vết ghi nhận trong Google Search Console (GSC), thường gọi là “dấu chân”.

Đơn vị Index tại Việt Nam

Đơn vị Index tại nước ngoài

Chúng tôi hiện đang tích cực nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này. Mong quý khách hàng thông cảm trong thời gian chúng tôi khắc phục vấn đề.

Trân trọng,
Đội ngũ 1hPing

Hướng dẫn Check Index 10.000 links trong một phút với Tool Check Index 1hPing

Đầu tiên, bạn đăng ký tài khoản và truy cập vào Tool tại http://app.1hping.com/CheckIndex và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn cách kiểm tra giữa Full URL (tìm kết quả trực tiếp trên Google) hoặc site:Url.

Bước 2: Dán danh sách các liên kết vào ô nhập liệu, nhấn Tải Link để hệ thống tải lên.

Bước 3: Nhấn Kiểm tra index 10 hoặc 20 lần để hệ thống bắt đầu kiểm tra nhanh. Lưu ý với các máy tính yếu thì không nên nhấn quá nhiều, vì mỗi lần nhấn tương ứng với mở 1 tab mới, mở quá nhiều sẽ gây đứng máy.

3 bước này bạn xem ảnh 1

Bước 4: Sau khi kiểm tra khoảng 300 links, bạn sẽ gặp captcha trên các tab mới. Chỉ cần giải captcha ở tab đầu tiên và đóng các tab còn lại, tool sẽ tự động check tiếp cho tới khi kiểm tra xong hết tất cả các link.

Lưu ý: Nếu một số link hiển thị Loading…, bạn có thể lọc ra và kiểm tra lại sau.

Video Hướng Dẫn

Với quy trình này, bạn có thể kiểm tra tới 10.000 links chỉ trong một phút với Tool Check Index 1hPing ( Mở nhiều tab check cùng lúc )

Hướng dẫn Index Google Stacking

Google Stacking là chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) sử dụng các nền tảng và dịch vụ của Google để tạo ra một hệ thống liên kết mạnh mẽ nhằm cải thiện xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Google Stacking bao gồm sản phẩm của Google như Google Sites, Google Drive, Google Docs, Google Sheets, Google Slides, Google Photos.

Để index các liên kết Google Stacking, bạn cần có một Google Drive Folder đã mở quyền index. Trong bài viết này, mình đã chuẩn bị cho các bạn Folder của 1hPing đã được mở quyền index. Sau đây là hướng dẫn chi tiết để sao chép toàn quyền folder về Drive của bạn:

  1. Truy cập vào Link Script
  2. Xem và Cấp Quyền
    • Chọn REVIEW PERMISSIONS để xem thông tin về tính năng Copy Folder.
    • Chọn tài khoản Gmail mà bạn đang sử dụng và cấp quyền bằng cách nhấn Cho phép.
  3. Thực hiện Các Bước Sao Chép Folder
    • Bước 1: Dán link Google Drive Folder vào ô “Paste Folder URL” và nhấn Next. Mình đã chuẩn bị sẵn 1 Folder Drive mở full quyền index, bạn có thể lấy link tại đây.
    • Bước 2: Đặt tên cho thư mục, ví dụ “1hPing Index Drive” để dễ nhớ.
    • Bước 3:
      • Ở mục Permissions, tích vào ô Copy Permissions để lấy toàn quyền truy cập.
      • Ở mục Copy to, tích vào ô Root of My Drive để thư mục nằm trong tệp gốc của Drive.
    • Bước 4: Xem lại các thông tin và nhấn COPY FOLDER. Đợi một chút để hệ thống sao chép thư mục về Drive của bạn.
  4. Kiểm Tra và Index Các File
    • Sau khi sao chép thành công, mọi file bạn tạo trong folder này sẽ tự động được mở quyền index trên Google.

Lấy các liên kết từ những file này và submit index tại Tool Index 1hPing để hoàn tất quá trình.

    Giới thiệu tính năng tự động Check Index và những điểm cần lưu ý

    Trong quá trình quản lý SEO, việc kiểm tra trạng thái index của các liên kết là một phần quan trọng để đảm bảo hiệu suất tối ưu trên các công cụ tìm kiếm. Để phục vụ khách hàng tốt hơn, 1hPing ra mắt tính năng tự động check index. Dưới đây là một số điểm chính cần được lưu ý:

    1. Tính Năng Tự Động Kiểm Tra Trạng Thái Index

    Để đảm bảo tính minh bạch và theo dõi hiệu suất, hệ thống của 1hPing sẽ tự động kiểm tra trạng thái index của các link sau 7 ngày kể từ khi chúng được xử lý. Khách hàng sẽ nhận được báo cáo chi tiết về trạng thái của từng link (Indexed, Noindex), giúp dễ dàng theo dõi và đánh giá tỉ lệ index cũng như tình trạng link trong chiến dịch của mình.

    Lưu ý quan trọng: Đối với những chiến dịch được gửi trong nhiều ngày và đang trong trạng thái InProgress, khi link cuối cùng được xử lý và trạng thái chiến dịch chuyển thành Done thì 7 ngày sau mới có kết quả check index chính xác nhất.

    Một số chiến dịch ngay sau khi gửi đi sẽ xuất hiện 1 hoặc nhiều link có trạng thái đã indexed hoặc no index, đây là do hệ thống tự động so sánh với cơ sở dữ liệu đã có về link đó để đưa ra kết quả

    2. Phương Pháp Check Index của 1hPing

    1hPing sử dụng phương thức check index bằng cách đưa URL vào công cụ tìm kiếm Google.com và so sánh kết quả. Mặc dù phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả, nhưng nó có thể đưa ra kết quả khác biệt so với việc sử dụng lệnh site:url trong Google Search. Điều này có thể xuất phát từ cách Google xử lý các yêu cầu tìm kiếm và cập nhật dữ liệu index.

    2 ảnh trên cho chúng ta thấy, cùng 1 Url nhưng cú pháp check index khác nhau sẽ đem lại kết quả khác nhau mặc dù url này đã được Index. Xảy ra tình trạng này chủ yếu do website có vấn đề với thuật toán của Google nên đang bị giảm mật độ hiển thị trên kết quả tìm kiếm của họ. Điều này không thường xuyên xảy ra nên bạn không cần lo lắng.

    3. Tương Đối và Không Chính Xác 100%

    Cần lưu ý rằng việc check index chỉ mang tính tương đối và không thể chính xác 100%. Các công cụ tìm kiếm có thể có các cơ chế cập nhật và xử lý dữ liệu index mà chúng ta không thể kiểm soát hoặc đánh giá đầy đủ. Do đó, kết quả từ 1hPing hoặc bất kỳ công cụ nào khác cũng chỉ là một cái nhìn tổng quan và cần được kết hợp với thông tin từ các nguồn khác nhau để có cái nhìn toàn diện về trạng thái index thực sự của trang web.

    Hướng dẫn dùng Screaming Frog để kiểm tra Url trước khi gửi đi Index

    Trong bài viết này, hãy cùng 1hPing tìm hiểu cách sử dụng Screaming Frog để kiểm tra Url, nhằm loại ra những liên kết xấu, noindex, 404 trước khi gửi lên 1hPing để index. Việc này góp phần giảm số lượng url và tiết kiệm chi phí, công sức tạo backlink.

    Screaming Frog là gì?

    Screaming Frog là một công cụ phân tích SEO được sử dụng để kiểm tra và thu thập dữ liệu liên quan đến trang web. Cụ thể, nó giúp người dùng kiểm tra và đánh giá các yếu tố quan trọng liên quan đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của trang web.

    Công cụ này có khả năng quét toàn bộ trang web để thu thập thông tin về cấu trúc trang, thẻ tiêu đề, từ khóa, liên kết, và nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của trang web. Bằng cách này, Screaming Frog cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích giúp người quản trị trang web và chuyên gia SEO hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa trang web của họ để cải thiện vị trí trong kết quả tìm kiếm.

    Cách sử dụng Screaming Frog để kiểm tra các Url

    Đầu tiên, chúng ta cần phải cài đặt Screaming Frog. Truy cập vào trang web https://www.screamingfrog.co.uk/, chọn Donwload, chọn phiên bản và cài đặt. Đối với phiên bản miễn phí, mặc định sẽ có 500 lượt quét url mỗi lần, còn với phiên bản trả phí sẽ không giới hạn. Key trả phí 1hPing sẽ để ở cuối bài viết.

    Bước 1 : Tại thanh công cụ, mọi người chọn Mode -> List

    Bước 2 : Tại thanh cộng cụ, mọi người chọn Configuration > robots.txt

    Sau khi đã chọn robots.txt, chọn tiếp respect robots.txt và nhấn Ok để lưu lại

    Bước 3 : Tiếp tục chọn Configuration ở thanh công cụ, sau đó chọn User-Agent.

    Tại mục Preset User-Agents -> Chọn Googlebot (Smartphone), sau đó nhấn Ok để lưu lại. ( Mục đích chọn như thế này để giả lập google bot khi quét Url )

    Bước 4 : Chọn Upload -> Enter Manually, sau đó copy danh sách Url cần kiểm tra vào và ấn Next, sẽ có 1 bảng thông tin hiện ra báo Completed reading và tự động xoá link trùng lặp ( nếu có ). Mọi người ấn Ok và tool sẽ tự động chạy kiểm tra Url

    Bước 5 : Sau khi tool đã chạy xong, chọn Export để xuất dữ liệu, chọn định dạng lưu file và nơi lưu

    Mọi người hãy để ý 2 cột Indexability Indexability Status, với các mã trả về là Blocked by robots.txt, Redirected, No Response, Server Error, URL: Not Found, Client Error, noindex thì thường những url này sẽ không được Google Bot đọc và không thể Index.

    Tuy nhiên việc check url này chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo, bởi vì nhiều site chặn index nhưng vẫn được google bot đọc và index bình thường, điều này do cách thiết lập chặn index sai.

    Key Screaming Frog miễn phí

    Dưới đây là 1 số key mà 1hPing tổng hợp được :

    Name: VietCodersSEO
    Key: 9AA0767301-1676650415-823DD2EBC4

    Name: VietCodersTeam
    Key: 63998A6F68-1676650350-1C0A9B28D7

    Name: VietCoders
    Key: 0C51EAC54C-1676650175-D409DA09DE

    UserName: crookmaster
    Licence Key: F72E448B80-1623596289-A1BCA833FA

    UserName: husker101
    Licence Key: 91A533D469-1646693739-4FBAD81478

    User: VanAnhTo
    Lic: 5974E48DFF-1638269235-69C7FBB0E7

    User: ToAnhVan
    Lic: B0346ABEEC-1638269275-3AFE6260CA

    User: seonhangheo
    Lic: ED044EFECA-1638269394-26F847622A

    User: SeoMXH
    Lic: 3B0E6AC227-1638269586-CD95ECA804

    User: VietCoders SEO
    Lic: 5247028732-1703369573-21FF00C0FF

    TK: VietCoders Community
    Key: 728488998D-1721871407-3D0A659BF1

    User: muachungtool
    Key: BEF889C030-1735405092-E0E8510ABB

    Tổng kết

    Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ nắm rõ cách kiểm tra cũng như hiểu rõ về các trạng thái của Url để đạt tỉ lệ Index cao nhất khi gửi link submit tại 1hPing.

    Tại sao backlinks không được lập chỉ mục?

    Backlinks là một yếu tố quan trọng trong chiến dịch SEO. Chúng giúp tăng cường độ tin cậy và sự uy tín của trang web trong mắt các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải tất cả các backlinks đều được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm như Google. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao điều này xảy ra và hiểu rõ hơn về quá trình lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm.

    Cơ bản về Backlinks

    Backlink là liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định sự uy tín và độ tin cậy của một trang web theo quan điểm của các công cụ tìm kiếm. Khi một trang web khác liên kết đến trang web của bạn, nó cho thấy rằng trang web của bạn có giá trị và nội dung hữu ích.

    Quá trình lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm

    Khi một công cụ tìm kiếm như Google “lập chỉ mục” một trang web, nó tức là nó đã quét và ghi lại thông tin về trang web đó vào cơ sở dữ liệu của nó. Quá trình này cho phép công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung và cấu trúc của trang web để có thể hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp cho người dùng.

    Tại sao backlinks không được lập chỉ mục?

    Mặc dù backlink là một yếu tố quan trọng trong SEO, nhưng không phải tất cả các backlink đều có thể được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Có một số lí do chính để backlinks không được lập chỉ mục:

    • Backlink bị chặn Index bởi robots.txt: Một số backlink có thể được ẩn trong mã nguồn của trang web hoặc bị chặn bởi robots.txt. Điều này ngăn công cụ tìm kiếm quét và lập chỉ mục backlink đó.
    • Backlink từ trang web không đáng tin cậy: Nếu backlink đến từ một trang web không đáng tin cậy hoặc tới từ một trang web spam, công cụ tìm kiếm có thể không lập chỉ mục nó để tránh việc xem xét các liên kết không chất lượng.
    • Backlink gắn thẻ Noindex hoặc Nofollow: Một số backlink có thuộc tính “noindex”, “nofollow” trong mã nguồn, điều này ngăn công cụ tìm kiếm theo dõi và lập chỉ mục backlink.
    • Backlink không phải là phần của nội dung chính: Backlink có thể xuất hiện trong các phần như phần chú thích, phần tiêu đề hoặc phần menu của trang web. Các công cụ tìm kiếm có thể không lập chỉ mục những backlink này, vì chúng không phải là phần chính của nội dung.

    Lợi ích của việc lập chỉ mục backlinks

    Việc lập chỉ mục các backlink có thể mang lại nhiều lợi ích cho chiến dịch SEO của bạn:

    • Tăng độ tin cậy và sự uy tín: Khi các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục backlink, nó cho thấy rằng các liên kết này có giá trị và được xem là tin cậy và uy tín.
    • Tăng khả năng xếp hạng: Backlinks được lập chỉ mục có thể giúp bạn đạt được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều khả năng thu hút lượng traffic tự nhiên và tiềm năng cao hơn để chuyển đổi khách hàng.
    • Cải thiện việc xác định từ khóa: Khi các công cụ tìm kiếm quét và lập chỉ mục các backlink, chúng ta có thể nhận ra từ khoá liên quan đã được sử dụng trong các liên kết này. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những từ khóa quan trọng có thể được sử dụng để tối ưu hóa chiến dịch SEO.

    Hạn chế của việc lập chỉ mục backlinks

    Mặc dù việc lập chỉ mục các backlink mang lại nhiều lợi ích, cũng có những hạn chế liên quan:

    • Số lượng backlink quá lớn: Có rất nhiều trang web có số lượng backlink rất lớn và không thể kiểm soát. Do đó, việc lập chỉ mục toàn bộ các backlink có thể là một quá trình tốn kém và làm giảm hiệu suất của công cụ tìm kiếm.
    • Không đủ nguồn lực: Công cụ tìm kiếm có thể không có đủ nguồn lực để quét và lập chỉ mục toàn bộ các backlink trên Internet. Điều này dẫn đến việc một số backlink không được lập chỉ mục.
    • Backlink không liên quan: Một số backlink có thể không liên quan hoặc không có giá trị cho trang web của bạn. Việc lập chỉ mục các backlink này có thể gây ra sự rối loạn và làm giảm chất lượng kết quả tìm kiếm.

    Tối ưu hóa chiến dịch backlink của bạn

    Chúng ta có thể kiểm soát backlink bằng cách:

    • Chọn các nguồn backlink đáng tin cậy: Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ xây dựng các liên kết từ các trang web uy tín và có độ tin cậy cao.
    • Sử dụng thuộc tính “follow”: Hãy sử dụng thuộc tính “follow” trong các liên kết của bạn để cho phép các công cụ tìm kiếm theo dõi và lập chỉ mục chúng.
    • Tạo nội dung chất lượng: Tạo ra nội dung chất lượng và hữu ích để thu hút sự quan tâm và liên kết từ các trang web khác.
    • Thực hiện kiểm tra liên kết: Theo dõi và kiểm tra các liên kết để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động và không gây ra vấn đề cho chiến dịch SEO của bạn.

    Kết luận

    Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu vì sao backlinks không được lập chỉ mục và hiểu rõ hơn về quá trình lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm như Google. Chúng ta cũng đã xem xét các lợi ích và hạn chế của việc lập chỉ mục backlinks, cùng với những gợi ý để tối ưu hóa chiến dịch backlink. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về vấn đề này và có thêm thông tin để áp dụng cho chiến dịch SEO của bạn.

    Hướng dẫn sử dụng 1hPing

    Gửi Link

    Khi gửi bất kì 1 chiến dịch nào, nếu bạn không đặt tên chiến dịch thì tool sẽ tự động tạo.

    Đối với việc gửi link qua Tệp links Upload .xls, .xlsx, .txt, bạn phải để toàn bộ link ở cột đầu tiên, mỗi link 1 hàng, ví dụ như A1.

    Nhập số ngày để gửi toàn bộ link trong chiến dịch có nghĩa là bạn muốn gửi số link này trong bao nhiêu ngày . Ví dụ nhập 1 thì sẽ gửi hết toàn bộ, còn 2 thì nó chia đôi ra và gửi trong 2 ngày. Tương tự nếu nhập 15 thì nó sẽ gửi trong 15 ngày, mỗi ngày 1 ít cho tới khi hết link trong chiến dịch.

    Lưu ý : Số ngày mặc định là 1.

    Trạng thái chiến dịch và thời hạn lưu trữ

    Các chiến dịch khi gửi khi sẽ có 2 trạng thái DoneInProgress 0%.

    This image has an empty alt attribute; its file name is Huong-dan-su_1_Q2PU_C2pW.png

    Trạng thái Done : Chiến dịch đã xử lý xong.

    Trạng thái InProgress 0% : Chiến dịch đang xử lý, sau khi xử lý xong sẽ chuyển về Done.

    Hạn lưu trữ : Mỗi chiến dịch sau khi xử lý xong sẽ có thời hạn lưu trữ là 30 ngày ( Tính từ thời điểm xử lý xong ), sau đó chúng sẽ tự động bị xoá đi.